On-Demand Manufacturing tuy còn không phải là một định nghĩa mới đối với ngành sản xuất, thế nhưng khái niệm này đã đem đến sự thay đổi đáng kể trong quá trình tương tác giữa khách hàng với các nhà cung cấp, đặc biệt với nhu cầu sản xuất các sản phẩm tùy chỉnh. Cùng 3Dmanufacturer tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này nhé.
Nội dung
On-Demand Manufacturing – Định nghĩa và cách thức hoạt động
On – Demand Manufacturing, còn có thể hiểu là sản xuất theo yêu cầu (Manufacturing on Demand – MOD)
Sự phát triển các nền tảng và công nghệ dựa trên điện toán đám mây đã làm thay đổi cục diện của lĩnh vực sản xuất, và khi công nghệ này được áp dụng, nó sẽ loại bỏ sự chậm trễ trong khâu báo giá, nâng cao hiệu quả quản lí nhà cung cấp, và phát triển tầm nhìn cho các đơn hàng trong chuỗi cung ứng. Tất cả đều được quản lí trên một nên tảng trực tuyến thuận tiện có thể truy cập vào ở bất cứ đâu.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích về định nghĩa “MOD” một cách chi tiết với các điểm nổi bật trong khả năng ứng dụng của công nghệ vào sản xuất theo yêu cầu.
Hãy bắt đầu bằng cách kiểm tra quy trình sản xuất mới này và so sánh với công nghệ sản xuất truyền thống được thực hiện khi tìm kiếm một bộ phận hoặc một sản phẩm được sản xuất theo yêu cầu từ nhà cung cấp. Tiếp theo, chúng tôi sẽ khám phá những ưu điểm và lợi ích, những hạn chế của công nghệ sản xuất theo yêu cầu, và hướng dẫn cho người mua hàng hoặc kĩ sư từng bước cụ thể để truy cập vào nền tảng của 3Dmanufacturer để nhận báo giá, định giá các bộ phận của họ, thanh toán và mua hàng, và quản lí các đơn hàng hiện có
Điểm khác biệt giữa sản xuất truyền thống và sản xuất theo yêu cầu
Từ góc độ rộng hơn, hai phương pháp sản xuất này khác nhau ở rất nhiều điểm.
Với phương pháp sản xuất truyền thống, thông thường là sản xuất với số lượng lớn, được lưu trữ trong kho sau đó với thực hiện việc phân phối và bán hàng.
Việc sản xuất số lượng lớn cho phép tối ưu hóa kinh tế, giúp giảm chi phí cho từng chi tiết bằng cách phân bố chi phí cố định cho sản lượng sản xuất lớn. Nhược điểm của phương pháp này là hàng cần phải được lưu kho và quản lí, làm tăng thêm chi phí vào quy trình. Riêng với 1 số ngành công nghiệp, sản phẩm chỉ được lưu trữ, bảo quản trong thời gian có hạn, sản xuất dư thừa dẫn đến việc phải xử lý hoặc bán với giá thấp để giải phóng không gian kho.
Bên cạnh đó, phương pháp này gặp nhược điểm rất lớn về báo giá đặc biệt là với các sản phẩm tùy chỉnh. Quy trình báo giá ở phương pháp sản xuất truyền thống khá phức tạp có khi phải mất vài ngày để liên hệ với nhà cung cấp và yêu cầu báo giá, theo dõi các câu trả lời cho các câu hỏi về sản xuất, và sau đó là việc thương lượng giá cả.
Bằng cách tận dụng lợi thế công nghệ điện toán đám mây và mô hình tự phục vụ trên nền tảng kỹ thuật số, khách hàng có thể nhận được báo giá các bộ phận của họ theo thời gian thực và và có thể dễ dàng theo dõi đơn hàng của họ trong suốt quy trình sản xuất. Do đó, khách hàng có thể đặt hàng chính xác số lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất của họ, cho phép áp dụng chiến lược sản xuất đúng lúc trong toàn bộ chuỗi cung ứng của phía khách hàng.
Cách tiếp cận dựa trên nền tảng là cốt lõi của phương pháp sản xuất theo yêu cầu cũng đã làm thay đổi một số khía cạnh khác của quy trình sản xuất, một số điểm khác đó đã gây thất vọng cho người mua hàng và kỹ sư.
Các thông số | Phương pháp sản xuất truyền thống | Phương pháp sản xuất theo yêu cầu |
Cách tìm nguồn cung | Người mua hàng tự tìm kiếm những nhà cung cấp tiềm năng | Nền tảng kỹ thuật số thúc đẩy các nhà sản xuất hiện có để thực hiện |
Báo giá | Báo giá thông qua các mạng xã hội hoặc email. Thời gian có thể vài ngày, thậm chí vài tuần | Báo giá được gửi ngay lập tức trên nền tảng(hoặc vài giờ đối với các chi tiết phức tạp) thông qua nền tảng kỹ thuật số |
Quy trình DFM (Design For Manufacturability) – tính khả thi thiết kế trong sản xuất
|
Phản hồi thông qua email, điện thoại, hoặc trực tiếp | Phản hồi tạo thông báo tự đông thông qua nền tảng cho tất cả các mô hình CAD được tải lên |
Thời gian sản xuất | Thông thường sẽ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, phụ thuộc vào người bán hoặc công suất máy ở xưởng | Thực hiện nhanh chóng trong ngày với đa số các sản phẩm; Những máy không sử dụng của các đối tác bán hàng được sử dụng thông minh để tối ưu hiệu quả và sản lượng |
Quy trình giao tiếp | Giao tiếp trực tiếp với người bán thông qua email và điện thoại | Người bán có thể giao tiếp với nhóm hỗ trợ sản xuất thông qua nền tảng, chat, email, điện thoại, nhưng không kết nối trực tiếp với người bán |
Năng lực đáp ứng | Giới hạn năng lực tùy thuộc vào chuyên môn của từng người bán – người mua thường sẽ phải chịu trách nhiệm tìm thêm các nhà cung cấp khác cho các công đoạn xử lí sau | Nền tảng hoạt động như một điểm dừng duy nhất cho nhiều năng lực sản xuất khác nhau bằng cách sử dụng mạng lưới dối tác và công nghệ của họ để hoàn thiện sản phẩm của khách hàng |
Bảng 1 – So sánh các điểm khác biệt giữa phương pháp sản xuất truyền thống và sản xuất theo yêu cầu
Với phương pháp sản xuất theo yêu cầu, nền tảng kĩ thuật số sẽ tự động hóa các bước quy trình thường được thực hiện thủ công trong phương pháp sản xuất truyền thống. Quá trình tự động hóa được hỗ trợ bởi một nhóm những kỹ sư sản xuất và chuyên gia sản xuất, những người quản lý quy trình làm việc cho tất cả khách hàng và có thể can thiệp khi cần thiết, giải quyết vấn đề và đưa ra các giải pháp cho DFM. Kết quả của sự khác biệt trong phương pháp sản xuất này tác động đáng kể đến khả năng đáp ứng của loại hình sản xuất theo yêu cầu khi so sánh với phương pháp truyền thống.
Ưu điểm phương pháp sản xuất theo yêu cầu:
Nền tảng này phục vụ việc tâp trung và tự động hóa các tương tác giữa người mua và người cung cấp ở mức độ tốt nhất có thể, giúp loại bỏ sự chậm trễ và kém hiệu quả vốn có trong giao tiếp ở từng bước trong quy trình sản xuất. Kết quả là một quy trình được sắp xếp hợp lí và đem lại những lợi ích quan trọng, bao gồm:
Thời gian và hiệu suất:
- Báo giá nhanh chóng – ngay lập tức hoặc chỉ trong một thời gian ngắn sau khi tải file CAD len nền tảng.
- Giảm thời gian sản xuất với các nguồn lực có sẵn của các nhà cung cấp.
- Quản lý dễ dàng chỉ với một nền tảng duy nhất: quản lí tất cả các khâu sản xuất, tối ưu hóa quá trình giao tiếp và tìm nguồn lực
- Linh hoạt trong sản xuất: Việc truy cập vào mạng lưới các nhà cung cấp đã được kiểm định giúp khách hàng có thể tăng tính linh hoạt với nhiều sự lựa chọn. Khi có nhu cầu chuyển dời hoặc mở rộng chuỗi cung ứng đến các vùng địa lý khác, khách hàng cũng có thể dễ dàng lựa chọn một nhà sản xuất khác.
Tiết kiệm chi phí:
- Giảm chi phí chuỗi cung ứng: tiết kiệm chi phí thiết lập chuỗi cung ứng cho 1 sản phẩm mới vì nền tảng quản lý quy trình một cách tự động, giảm chi phí nội bộ và chi phí cho nhân viên
- Giảm giá thành tồn kho – khả năng xử lý mẫu nhanh với số lượng đặt hàng tối thiểu thấp (Minimum order quantitites – MOQs), người mua dễ dàng giảm thiểu hàng tồn kho hiện có, giải phóng không gian có giá trị cho mục đích sản xuất khác
Lợi ích quy trình:
- Phản hồi ngay lập tức về tính khả thi thiết kế trong sản xuất (DFM) từng file được tải lên nền tảng.
- Truy cập vào mạng lưới nhà cung cấp đã được kiểm duyệt cho nhiều dịch vụ sản xuất thông qua 1 nền tảng duy nhất.
- Linh hoạt trong việc lựa chọn sản xuất toàn cầu thay vì sản xuất trong nước.
- Khả năng hiển thị minh bạch trạng thái sản phẩm/đơn hàng.
- Quản lý một lúc nhiều thông tin đơn đặt hàng hàng chỉ với 1 tài khoản trên nền tảng như: các file đã upload lên, phản hồi DFM, hóa đơn đơn hàng v…v
- Quy trình kiểm soát chất lượng được chuẩn hóa với tất cả các nhà cung cấp hiện có trên mạng lưới.
Những hạn chế phương pháp sản xuất theo yêu cầu
Mặc dù mang lại những cải tiến lớn trong việc mua hàng, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần phải cân nhắc:
- Khối lượng sản xuất: phương pháp san xuat theo yeu cau phù hợp cho giới thiệu các sản phẩm mới (NPI). Nhưng với số lượng lớn, bạn nên tìm nhà sản xuất theo phương pháp truyền thống và chuyên về cung ứng sản xuất số lượng lớn.
- Kiểm soát chuỗi cung ứng: để có được sự nhanh chóng và hiệu quả, người mua phải đánh đổi sự kiểm soát của mình trong việc lựa chọn và kiểm soát các nhà sản xuất được nền tảng tự động chọn lựa.
- Đồng điệu về tiêu chuẩn và chất lượng: Với mỗi một nền tảng đều có một bộ tiêu chuẩn về chất lượng khác nhau dành cho đối tác là các nhà sản xuất. Vì vậy, không phải nền tảng nào cũng cam kết đồng đều về chất lượng sản phẩm.
Cách sử dụng 3Dmanufacturer để nhận báo giá và đặt hàng:
Bắt đầu cho việc sản xuất một sản phẩm là có một thiết kế khả thi, thường là dưới dạng mô hình CAD 2D, 3D. Sau đó tải mô hình lên nền tảng để nhận báo giá và đặt hàng theo các bước sau:
- Tạo tài khoản trên nền tảng 3dmanufacturer.com.vn
- Tải mô hình CAD 3D cho các chi tiết muốn được báo giá
- Tùy chỉnh các lựa chọn thông số (Công nghệ in, vật liệu in, số lượng v…)
- Nhận báo giá và đặt hàng
- Thanh toán và theo dõi đơn đặt hàng.
Tạo tài khoản:
Tạo tài khoản đơn giản, chỉ cần điền các thông tin như họ và tên, số điện thoại, email, chọn loại tài khoản, mật khẩu.Sau đó bạn sẽ nhận được một email chào mừng để xác nhận rằng tải khoản của bạn đã được tạo thành công.
Tải mô hình 3D lên nền tảng
Đọc các lưu ý về cách hoạt động của nền tảng in 3D trực tuyến sau đó nhấn vào “Báo giá ngay”, up load file CAD với dung lượng tối đa 250 MB từ máy tính. Nền tảng chấp nhận file dưới các định dạng như: .STL , .OBJ , .STP , .STEP , .IGES, .X_T
Tùy chỉnh các lựa chọn thông số
Chọn công nghệ in có sẵn trên nền tảng: SLA hoặc FDM.
Chọn vật liệu in tương ứng với từng công nghệ in đã chọn.
Bên cạnh đó người dùng có thể tùy chọn các màu sắc (nếu có) đối với từng vật liệu.
Đối với các đơn hàng cần xuất hóa đơn VAT, tích chọn vào có và gửi thông tin dưới phần ghi chú của đơn hàng. Hóa đơn sẽ được gửi về theo hòm thư điện tử đã đăng ký tài khoản của bạn.
Chiều cao lớp in hay còn gọi là layer, với lớp layer mỏng nhất lên đến 0.25 mm.
Cuối cùng bạn cần chọn giá trị infill (Điền đầy): mức độ lấp đầy của vật liệu bên trong khối lượng rắng của mẫu in 3D.
Nhận báo giá và đặt hàng
Mỗi khi người dùng thay đổi 1 thông số trong đơn hàng , báo giá sẽ tự động thay đổi. Sau khi điền các thông tin về yêu cầu đơn in 3D, chọn ‘Thêm vào giỏ” và tiến hành đặt hàng, ở bước này nền tảng sẽ yêu cầu bạn cung cấp các thông tin về:
- Địa chỉ thanh toán
- Địa chỉ giao hàng (vận chuyển hoặc tự đến xưởng lấy)
- Phương thức thanh toán sẽ được mặc định là chuyển khoản bằng cách quét QR code được gửi kèm trong email xác nhận đơn hàng.
Mã đơn hàng sẽ được tạo tự động khi đơn hàng được đặt thành công.
Thanh toán và theo dõi đơn hàng:
Ngay sau khi đặt hàng thành công, email tiếp nhận đơn hàng với thông tin đặt hàng và QR code thanh toán sẽ được gửi trực tiếp về Gmail đã đăng ký.
Bạn cũng có thể truy cập vào giỏ hàng, xem lại các file đã tải lên trong các đơn hàng đã đặt, thông báo về tình trạng đơn hàng và truy cập vào lịch sử báo giá, lịch sử đặt hàng trước đó
Ngoài ra, nền tảng 3Dmanufacturer còn có tính năng “Giỏ hàng”, giúp người dung có thể đặt nhiều đơn hàng cùng một lúc, tiết kiệm thời gian, phí ship.
Các tính năng bổ sung của nền tảng:
Nền tảng còn có một trung tâm hỗ trợ, là nơi người dùng có thể có được những câu hỏi thắc mắc trực tiếp trên đơn hàng. Khi ấn vào biểu tượng lá thư bên cạnh đơn hàng, cửa sổ pop-up dạng chat sẽ hiện lên để bạn có thể trao đổi trực tiếp với chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó còn có hotline, và các kênh hỗ trợ tư vấn khác như Linkedin, Facebook, Zalo.
Bên cạnh đó nền tảng còn có các mục blog về tin tức, giải pháp, sản phẩm – nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong ngành công nghệ 3D, cùng t
Trong thời gian tới, nền tảng 3Dmanufacturer phát triển thêm phương pháp gia công CNC. Cho phép quy trình và báo giá hoàn toàn tự động, đem công nghệ 4.0 ứng dụng vào
Để biết thêm thông tin về các chủ đề khác, bạn có thể tham khảo bằng cách truy cập nền tảng 3Dmanufacturer – nền tảng in 3D online tự động 100% đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam.